Phổ biến hiện nay, nhung hươu tươi sau khi cắt được đem sấy ở nhiệt độ 65-70oC đến độ ẩm 16-18% (nhung hươu khô trông hơi quắt lại, cầm thấy hơi ráp, cứng và dai), cho vào túi nilon dán kín bảo quản dùng dần hay làm nguyên liệu để điều chế các sản phẩm nhung hươu khác (như rượu bổ, tinh sâm nhung…). Để sử dụng, có thể mang tán nghiền nhỏ nhung hươu, trộn ngâm mật ong, khi dùng lấy từng thìa nhỏ, hòa thêm nước ấm uống; cũng có thể ngâm vào rượu uống hàng ngày trước lúc đi ngủ. Tuy nhiên, tác dụng bồi bổ của nhung hươu sẽ tăng lên nhiều nếu biết cách chế biến kết hợp với một số vị thuốc khác.
Lương y, thầy thuốc ưu tú Trần Văn Quảng, Hội Đông Y Việt Nam cho hay, qua nghiên cứu, cả Đông lẫn Tây y đều đi đến kết luận, lộc nhung có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp vết thương chóng lành và nhất là có tác dụng tốt với các chứng bệnh như tim, nhược năng, bệnh thần kinh thực vật...
Tuy nhiên, những người bị nóng trong người do âm hư sinh nội nhiệt (người gầy, hay sốt về chiều, môi khô, miệng khát, táo bón, tiểu ít và đỏ), người bị huyết áp cao, tì vị hư hàn hay bị tiêu chảy, người hẹp van tim, có độ đông máu cao và những người viêm thận nặng không nên dùng nhung.
Chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 - 3 tuần. Nhung rất bổ nên dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Đã có nhiều trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung và sử dụng không đúng bệnh, không đúng liều khiến toàn thân bị co giật, động huyết, ngực phát nóng, liên tục đổ mồ hôi trộm... để rồi khoẻ đâu không thấy, chỉ thấy bệnh tình càng nặng thêm.
Theo ông Hướng, đối với rượu nhung, ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 30 - 50ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Trường hợp người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài thì không dùng được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét